8 cách phân giúp quý khách có thể phân biệt đươc biệt da thật hay giả da
DA THẬT ĐỐT CÓ CHÁY KHÔNG ???
Có một vị khách sau khi nhận chiếc ví do nghi ngờ giả da đã đốt và kết quả là cháy, vậy da thật có cháy hay không? Shop xin được trả lời là tất cả mọi thứ đều có thể đốt cháy, vấn đề ở đây là cháy sẽ ra cái gì.
- Trường hợp giả da: Khi đốt cháy da sẽ nổi bọt, dễ tan chảy thành chất lỏng (vì có thành phần nhựa), tỏa ra mùi khét của nhựa.
- Trường hợp da thật: Đốt cháy sẽ bóng lên trước và sau đó ra muộn than, có mùi khét của hợp chất hữu cơ (giống mùi cháy của thịt)
Vậy thì tại sao người ta vẫn hay quảng cáo là da thật đốt không cháy??? Shop xin thưa: Đấy là mánh khóe trong kinh doanh, quý khách đi hội chợ sẽ rất dễ thấy, người ta có thể đốt vàng không ám muội, nhưng khi cầm về đến nhà đốt sẽ ám muội, người ta có thể bán chảo không thể dính, nhưng khi cầm về đến nhà sẽ bị dính, và tất nhiên người ta có thể đốt simili (giả da) ngay trước mắt chúng ta nhưng không bao giờ cháy.
Cách 1: Nhìn kỹ sản phẩm:
Các bạn nhìn thật kỹ bề mặt miếng da mà họ đưa cho bạn. Nếu là da thật, trên bề mặt sẽ có những vết lồi lõm, tùy theo trình độ thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm…tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trong khi đó, những loại giả da sẽ bằng phẳng. Da thật nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, còn da giả thì không.
Các 2: Sờ vào sản phẩm:
Các bạn hãy đặt bàn tay lên bề mặt sản phẩm và cảm nhận. Nếu là giả da, bạn sẽ cảm nhận được độ trơn láng nổi cộm của lớp nhựa (plastic) được tạo bởi các chất liệu tổng hợp khi chúng được làm cho sáng bóng. Điều này sẽ rõ ràng hơn khi bạn chạm bề mặt này vào mùa đông, bạn sẽ cảm thấy lạnh.Còn da thật thì bạn sẽ cảm nhận được độ mềm và mịn màng bất cứ lúc nào bạn chạm vào. Hơn nữa, da thật không bao giờ cho cảm giác mát lạnh ngay cả trong mùa đông.
Cách 3: Ngửi sản phẩm.
Các sản phẩm được làm từ da thú thì thường có mùi chất béo của động vật (như mùi hơi thối thối), còn giả da thì ngửi thấy mùi nhựa tổng hợp.
Cách 4: Ấn vào sản phẩm.
Dùng ngón cái và ấn mạnh lên bề mặt sản phẩm đó. Nếu là da thật, sẽ để lại vết lõm xung quanh ngón tay cái của bạn. Tuy nhiên, khi bạn bỏ tay ra, vết lõm sẽ mất đi chứng tỏ độ đàn hồi của bề mặt da thật. Còn với da giả, các chất liệu tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này, vết lõm cũng sẽ còn hằn nguyên bởi các lớp hạt vật chất nhân tạo, tạo thành lớp da giả đã bị tách rời ra.
Cách 5: Quan sát kỹ sản phẩm.
Quan sát một mặt cắt của da và phần da đã thuộc, bạn sẽ thấy da thật bao gồm các sợi không đều nhau. Vì vậy, khi bạn dùng ngón tay cạo lên bề mặt da, (nhằm cố để lại vết trầy, xước) thì chúng sẽ không có thay đổi gì rõ ràng. Trong khi với da giả, chúng vốn có kết cấu dệt sợi, không phải là khối đặc nên chúng sẽ bị trầy xước.
Cách 6: Làm ướt sản phẩm.
Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt sản phẩm. Nếu là da thật thì sau một vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da qua các lỗ chân lông. Da thật luôn hấp thu độ ẩm. Còn giả da thì không.
Cách 7. Đốt hoặc hơ sản phẩm qua lửa.
Nếu là da thật, bạn sẽ ngửi được mùi khét như mùi của tóc cháy. Còn da giả sẽ cho mùi nhựa cháy.
Cách 8: Màu sắc của sản phẩm.
Màu của da giả luôn tươi sáng, còn màu da thật thì tối hoặc chỉ sáng như màu sương mai.
Với 8 cách trên Phukiengiare.com hi vọng mọi người có thể phân biệt được dễ dàng da thật với giả da.