5 tính năng cao cấp mà các smartphone tầm trung 2017 cần phải có
Những chiếc điện thoại flagship của các hãng đều được tích hợp rất nhiều tính năng hay và hữu ích. Tuy nhiên, các hãng sản xuất điện thoại không chỉ có mỗi một dòng cao cấp. Các sản phẩm của họ trải dài từ phân khúc thấp cấp, cho đến trung cấp và cao cấp.
Xem thêm: Bao da, Ốp lưng điện thoại
Và lẽ dĩ nhiên, bạn cần phải được hưởng các tính năng tương xứng với số tiền bạn bỏ ra. Đặc biệt là một ít tính năng của các dòng cao cấp hay thậm chí là tính năng của các flagship cũ trước đây. Và đây là 5 tính năng cần thiết nhất cho các smartphone tầm trung được lược dịch từ gợi ý của chuyên trang Android Authority:
1. Sử dụng Android 7 Nougat ngay khi xuất xưởng
Nhiều người dùng khi mua điện thoại luôn sẽ để ý hệ điều hành của chúng là gì và đang ở phiên bản nào. Tất nhiên, với các sản phẩm, người dùng luôn mong chờ những tính năng cũng như phần mềm mới nhất, dẫu là nó thuộc tầm trung đi chăng nữa.
Năm ngoái, Meizu M3 Note hay Lenovo Vibe K5 Plus đã được sử dụng Marshmallow ngay khi xuất xưởng. Và năm nay, các hãng sản xuất điện thoại cũng nên cập nhật lên phiên bản Android 7.0 Nougat, bởi không chỉ cập nhật bảo mật mà nó còn mang lại nhiều tính năng mới mẻ hơn cho người dùng.
Với các sản phẩm tầm trung, các nhà sản xuất chắc hẳn sẽ phải ưu tiên phát triển phần mềm trong ít nhất là 1-2 năm và có thể sẽ chậm hơn các sản phẩm flagship. Tuy nhiên, họ cũng nên trang bị hệ điều hành mới nhất cho các sản phẩm mới nhất của mình.
Trên thực tế, có rất nhiều nhà sản suất đã bỏ rơi việc hỗ trợ phần mềm cho các chiếc điện thoại tầm trung quá nhanh. Điều đó làm người dùng mau chán trong khi mọi người dùng những sản phẩm khác lại được cập nhật phần mềm cùng các tính năng mới nhất.
2. Cổng USB Type-C
Xem thêm: Sạc, Cáp kết nối
Cũng giống như Nougat, USB Type-C thực sự là một cuộc lột xác và nó hoàn nên được xuất hiện trong các chiếc smartphone tầm trung năm nay. USB-C và các thứ liên quan không đắt hơn các cổng kết nối trước là bao nhưng nó mang lại các lợi ích cho người dùng như tính năng tương thích sạc nhanh với các chiếc điện thoại. Nhà sản xuất không cần phải chi thêm tiền cho công nghệ Quick Charge hoặc bất cứ giải pháp sạc nhanh nào.
Ngoài ra, với việc bùng nổ USB-C, chúng ta sẽ có nhiều thiết bị phụ kiện và tai nghe sử dụng cổng USB-C, khiến cho chúng đa dạng hơn rất nhiều.
Ở thời điểm hiện tại, có vẻ như USB-C chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên, có gì sai khi đi tiên phong? Khi đã có nhiều hãng cùng sử dụng chung chuẩn kết nối thì lúc đó sẽ có rất nhiều phụ kiện mới hỗ trợ chúng.
3. Sạc nhanh
Sạc nhanh là tính năng cần thiết nhất cho các điện thoại tầm trung bởi nó có dung lượng pin nhỏ hơn, trong khi việc sạc quá lâu khiến cho người dùng "bối rối" với những tình huống khẩn cấp; hoặc chí ít là người dùng cần nó phải đảm bảo thời lượng sử dụng trong vòng 1 ngày.
Dĩ nhiên, để có được tính năng này, các nhà sản xuất phải thêm thắt các thành phần hỗ trợ, đặc biệt là việc sử dụng vi xử lý phù hợp có hỗ trợ Quick Charge của Qualcomm hay Pump Express của Mediatek. Điều này làm chi phí tăng lên.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất cũng có thể tùy chọn đến phương án sử dụng USB Type-C và bắt buộc tương thích với công nghệ USB Power Delivery.
4. NFC và thanh toán di động
NFC là một công nghệ tốt, thế nhưng các hãng lại loại bỏ nó cho các thiết bị tầm trung. Chúng ta có thể kể tên các thiết bị như một số sản phẩm của OnePlus, Moto G4 Plus, Honor 5X hay ASUS Zenfone 3,…
Có thể sự hữu ích của NFC chưa lớn, nhưng điểm "ăn tiền" của nó là việc phục vụ cho thanh toán di động. Tuy nhiên, số lượng smartphone hỗ trợ công nghệ Android Pay chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và số đó thuộc dòng cao cấp của các hãng.
Samsung dự kiến sẽ mang tính năng Samsung Pay đến mọi thiết bị của mình trong năm nay. Hi vọng rằng, không chỉ Samsung mà các hãng khác cũng sẽ làm điều tương tự.
5. Camera kép
Camera kép có lẽ vẫn là một ý tưởng không tồi đối với sản phẩm cao cấp của các hãng. Thế nhưng, công nghệ này cũng được kì vọng sẽ tích hợp vào các sản phầm tầm trung nhằm cài thiện chất lượng hình ảnh. Việc này đòi hỏi phải có bộ xử lý mạnh mẽ hơn so với camera đơn như bình thường, và các sản phẩm tầm trung thừa sức làm điềm đó.
Lấy ví dụ, Snapdragon 653 và 617 hỗ trợ camera kép ISP. Việc gộp khả năng xử lý hình ảnh với ý tưởng tương tự công nghệ Clear Sight của Qualcomm, có thể giúp cải thiện khả năng xử lý nhiễu, tương phản và màu sắc, kể cả khi sử dụng bộ cảm biến có chi phí thấp. Hoặc nếu không được tích hợp khả năng xử lý màu trắng đen thì ít ra chiếc máy cũng sử hữu tính năng lấy nét tốt hơn hay tăng cường khả năng zoom quang học với một chi phí thấp hơn.
Chúng ta đã có những sản phẩm đi tiên phong ví dụ như Honor 8 và GR5 2017 của Huawei, hay Honor 6X. Thậm chí ZTE Blade V8 Pro có cả cụm camera kép, NFC và cả cổng USB Type-C. Vậy thì tại sao các hãng khác lại không?
Tóm lại
Khi giá các phần cứng dần rẻ đi thì các thiết bị cũng sẽ được tích hợp nhiều tính năng cao cấp với một mức giá phù hợp. Chúng ta đều thấy với khoảng giá từ 5 triệu đến 8 triệu đồng đều có những sản phẩm rất tốt đi kèm cùng nhiều tính năng cao cấp. Hi vọng rằng, năm 2017 là lúc mà các smartphone tầm trung bùng nổ với mức giá phải chăng nhưng vẫn sở hữu những tính năng đáng mơ ước.
Theo VnReview